Tài nguyên mới
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 38
Năm 2024 : 17.014
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

DẠY TRẺ KỸ NĂNG THAM GIA GIAO THÔNG AN TOÀN

DẠY TRẺ KỸ NĂNG THAM GIA GIAO THÔNG AN TOÀN

1. Giải thích chung cho trẻ:

Việc hiểu cặn kẽ lý do phải chấp hành luật lệ giao thông và đảm bảo an toàn khi đi lại trên đường sẽ giúp bé có ý thức hơn về việc làm của mình. Hãy nói với trẻ rằng, nếu không tuân thủ luật giao thông, trẻ không chỉ gây nguy hiểm cho chính mình mà còn làm ảnh hưởng tới những người xung quanh. 

2. Hướng dẫn trẻ nhận biết đèn giao thông, tín hiệu, biển báo giao thông:

Cha mẹ có thể dạy trẻ nhận biết phần đường dành cho người đi bộ thông qua các tranh ảnh, loto về giao thông đường bộ. Thông qua tranh ảnh cha mẹ chỉ cho trẻ biết đâu là vỉ hè, đâu là phần đường dành cho người đi xe ô tô, xe máy, xe đạp, đâu là phần đường dành cho người đi bộ và giải thích cho trẻ tại sao phải tuyệt đối tuân theo các quy định đó.

 

3. Hướng dẫn trẻ cách đảm bảo an toàn khi đi bộ trên đường:

Đi bộ trên đường

  • Nên đi vào vỉa hè. Kể cả khi vỉ hè bị xe cộ hoặc các hàng quán lấn chiếm, trẻ cũng phải chịu khó luồn lách mà đi, không chạy xuống lòng đường.
  • Nếu đường không có vỉ hè dành riêng cho người đi bộ thì bạn cần hướng dẫn trẻ đi sát vào bên phải mép đường và chú ý quan sát trước sau.
  • Không được vừa đi vừa nghe nhạc, đọc truyện, chơi game
  • không được chạy nhảy, chơi đùa dưới lòng đường cũng như trên vỉ hè của các tuyến đường dành cho các phương tiện giao thông cơ giới, đặc biệt là nơi nhiều xe qua lại.
  • Không nên mang theo đồ chơi bên cạnh đặc biệt là trái bóng, bởi nếu trẻ làm rơi chúng và khi đuổi theo nhặt lại sẽ rất nguy hiểm.

Đi bộ qua đường

  • Ở thành phố các bậc phụ huynh cần dạy trẻ có ý thức chỉ qua đường ở những nơi quy định (có vạch kẻ đường) và tuyệt đối chấp hành các tín hiệu giao thông.
  • Ở những tuyến đường nào không có quy định điểm qua đường thì càng cần phải cẩn thận hơn khi chọn điểm vắng xe để qua và chú ý quan sát các làn xe chạy bên phải (tập trung hơn về hướng này) và đồng thời cũng để ý bên trái xem có xe nào đang tiến đến không.
  • Đợi đến khi có ít xe chạy, có một quãng đường vắng đủ dài mới được sang đường. Nếu trên đoạn đường có nhiều xe qua lại hãy đợi một ai đó cũng muốn sang đường để bé có thể đi bên cạnh họ.
  • Khi sang được phải đi từ từ vừa đi vừa nhìn đường, giơ tay xin đường để báo hiệu cho người đi đường biết mình đang đi qua đường, tuyệt đối không chạy một mạch sang bên kia đường vì như thế rất nguy hiểm.
  • Đối với trẻ dưới 7 tuổi, cha mẹ cần để ý đến trẻ, dặn trẻ không được tự ý băng qua đường một mình, nhất là những đoạn đường thường xuyên có xe cơ giới đi qua, mà nhất thiết phải có người lớn cầm tay dắt qua đường.
  • Khi đang đi ngang qua đường, thấy có xe lao thẳng về phía mình thì trẻ không được hốt hoảng bỏ chạy bừa mà phải ra tín hiệu hoặc kêu to để người điều khiển phương tiện giao thông chủ động xử lý tình huống.

Đi bộ từ ngõ ra đường chính

  • Nếu trẻ đang đi bộ trong ngõ thì trước khi đi ra đường lớn trẻ cần quan sát kỹ, không chạy ùa ra, đặc biệt phải chú ý đến hướng xe đang đi lại.
  • Nếu nhà bạn ở gần đường giao thông thì nên làm hàng rào, cổng chắn để trước khi trẻ muốn ra khỏi nhà sẽ phải mở cửa, nhìn trước, nhìn sau chứ không chạy thẳng một mạch ra đường lớn.

4. Hướng dẫn trẻ cách đảm bảo an toàn khi đi xe đạp trên đường:

Việc đầu tiên bạn cần làm là trang bị cho con những vật dụng cần thiết như mũ bảo hiểm và nếu được là dụng cụ bảo vệ cùi tay, đầu gối. Nên để con mặc quần áo thuận tiện không quá chật hoặc quá rộng để tiện di chuyển.

Có thể chọn cho bé chiếc xe đạp nhỏ nhắn dễ thương và có chuông bấm và bộ phanh xe an toàn. Sau đó, hướng dẫn bé cách đi xe đạp an toàn như sau:

  • Cần bấm chuông khi đằng trước có chướng ngại vật.
  • Đi xe bên phải đường và khi dừng xe cũng nên dừng ở bên phải.
  • Khi thấy đèn đỏ thì phải dừng lại trước vạch chắn màu trắng.
  • Khi thấy đoạn đường nguy hiểm khó đi thì nên dừng lại dong xe qua rồi mới tiếp tục đi.
  • Khi bé đi qua đường tàu cần quan sát tín hiệu có đèn xanh thì mới được đi qua.
  • Không rẽ xe đột ngột: trước khi rẽ cần quan sát xung quanh.
  • Trước khi chuyển làn đường cần có tín hiệu xin sang đường.
  • Nhắc nhở trẻ cẩn trọng khi đi qua các ngã ba ngã tư.
  • Hướng dẫn và khuyến khích trẻ đi đúng làn đường dành cho xe đạp.
  • Khi đi xe đạp từ trong ngõ ra, cần đảm bảo an toàn như hướng dẫn dành cho trẻ đi bộ từ trong ngõ ra đường chính. Theo đó, trẻ nên đi chậm hoặc dừng hẳn lại quan sát, có bấm còi để báo hiệu cho những người tham gia giao thông trên đường chính, rồi đạp xe từ từ ra đường.

 

5. Hướng dẫn trẻ đảm bảo an toàn khi ngồi trong xe ô tô:

Trẻ luôn hiếu động và nghịch ngợm. Do đó, khi con ngồi trong ô tô, bạn cũng đừng chủ quan mà quên nhắc nhở bé các quy tắc an toàn, bao gồm:

  • Không nên thò đầu hoặc tay chân ra ngoài cửa sổ của xe.
  • Nên ngồi ngay ngắn và không nên dứng nhảy nhót trên xe để tránh trường hợp xe phanh gấp bé sẽ bị mất thăng bằng.
  • Chỉ nên xuống xe khi xe đã dừng hẳn.

Bạn có thể chọn một trong số các trò chơi đơn giản để bé chơi khi ngồi trong xe ô tô, giúp bé không nhàm chán, hơn nữa, lại đảm bảo an toàn. Tham khảo các trò chơi dành cho trẻ trên xe ô tô ở đây.

 

6. Lưu ý dành cho cha mẹ - Nói phải đôi với làm:

Nếu bạn chỉ nói mà không làm gì thì bé sẽ chẳng hiểu đâu. Phải cùng bé thực hiện tất cả mọi thứ bởi lí thuyết luôn phải đi đôi với thực hành.

  • Trước tiên hãy cùng bé đi bộ qua đường. Vừa đi vừa giới thiệu cho trẻ như đi đến đoạn này thì cần phải làm gì. Gặp trường hợp này thì nên làm thế nào. Nói chung bạn phải giải thích kèm chỉ dẫn thực tế cho trẻ. Bạn có thể lấy ví dụ thực tế từ những người đi đường để cho trẻ hiểu.
  • Hoặc có thể cùng bé đóng trò tham gia giao thông trên đường. Hãy để bé làm chú cảnh sát và bạn là người tham gia giao thông. Bạn hãy thử cố tình đi sai luật để xem trẻ có chỉ được ra lỗi sai của bạn hay không.
  • Nên dạy trẻ cách đi đến nơi về đến chốn không được phép la cà dọc đường.
  • Cho trẻ vẽ tranh về đề tài giao thông, học các bài hát và đọc truyện về giao thông để bé có hứng thú trong việc học luật giao thông hơn.

 

Điều quan trọng nhất mà bạn không được quên đó là khi cùng trẻ ra ngoài đường tham gia giao thông. Ban phải là người tuân thủ chấp hành luật giao thông nghiêm chỉnh trước. Nếu trước mặt trẻ mà bạn lại vượt đèn đỏ hoặc không đội mũ bảo hiểm hay phóng nhanh thì đương nhiên những lời dạy của bạn đối với trẻ sẽ không còn giá trị gì nữa cả. Vì vậy cần làm một phụ huynh gương mẫu trước nhé.

Nguồn:http://www.contuhoc.com/day-tre-ky-nang-tham-gia-giao-thong-an-toan


Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan